Đại Nội Huế – Khám phá vẻ đẹp của biểu tượng vùng đất kinh kỳ

Đại Nội Huế – Khám phá vẻ đẹp của biểu tượng vùng đất kinh kỳ
6 phút, 36 giây để đọc.

Một khi đã nhắc đến thành phố Huế, ai cũng nghĩ đến một hình ảnh xưa cũ và mang chút buồn. Điểm nhấn trong bức tranh được tô vẻ ấy là Đại Nội Huế có lịch sử hàng trăm năm. Đại Nội Huế không chỉ là biểu tượng của Huế, mà còn là niềm tự hào của người dân xứ Huế.

Giới thiệu về Đại Nội Huế

Đại Nội Huế nằm trong quần thể kiến ​​trúc cố đô Huế và được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đại Nội Huế từng là nơi lui tới của các vị vua và triều đình nhà Nguyễn.

Đại Nội Huế nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế.
Đại Nội Huế nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế.

Đến với Huế, bạn sẽ vô cùng thích thú với những công trình kiến ​​trúc đặc biệt: Điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Cổng Ngọ Môn, Hoàng Thành và nhiều nơi hấp dẫn khác. Nếu muốn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính thì đừng vội bỏ qua Đại Nội Huế.

Đến đây bạn sẽ vô cùng thích thú với những công trình kiến trúc đặc biệt.
Đến đây bạn sẽ vô cùng thích thú với những công trình kiến trúc đặc biệt.

Địa chỉ: Đường 23/8, Phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cách di chuyển đến Đại Nội

Đại Nội Huế nằm ở trung tâm thành phố Huế – ngay bên trong kinh thành Huế. Bạn sẽ có thể tìm thấy nó một cách dễ dàng. Trên bờ nam của sông Hương, tiếp tục đi qua cầu Tràng Tiền hoặc cầu Phú Xuân hay cầu Giã Viên. Sau đó đi theo hướng Cổng Quảng Đức là bạn đã đến được.

Đại Nội Huế nằm ngay trung tâm Thành phố Huế.
Đại Nội Huế nằm ngay trung tâm Thành phố Huế.

Có rất nhiều phương tiện có thể di chuyển quanh Đại Nội Huế như xe máy, xe đạp, taxi. Ngoài ra, xích lô cũng là phương tiện di chuyển được nhiều du khách lựa chọn. Gần đây cũng có xe điện đi quanh Đại Nội rất tiện.

Có rất nhiều phương tiện để bạn có thể di chuyển trong Đại Nội Huế.
Có rất nhiều phương tiện để bạn có thể di chuyển trong Đại Nội Huế.

Lịch sử của Đại Nội Huế

Đại Nội Huế được bắt đầy xây dựng từ năm 1804, nằm kế bên dòng sông Hương thơ mộng, nơi đây được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đại Nội Huế là di tích lịch sử bao gồm Hoàng Thành – là nơi Vua ngự triều làm việc hàng ngày và Tử Cấm Thành – là nơi Vua và Hoàng Hậu sinh hoạt.

Đại Nội Huế nằm kế bên dòng sông Hương thơ mộng.
Đại Nội Huế nằm kế bên dòng sông Hương thơ mộng.

Theo như các nhà nghiên cứu cho biết thì nơi đây có hơn 100 công trình từ lớn đến nhỏ. Hoàng Thành gồm có 4 cửa. Cửa chính của kinh thành hướng về phía Nam tên Ngọ Môn; 3 cửa còn lại chia đều 3 hướng khác nhau: phía Đông là Hiến Nhơn; phía Tây là cửa Chương Đức và phía Bắc là cửa Hòa Bình.

Nơi đây có hơn 100 công trình từ lớn đến nhỏ.
Nơi đây có hơn 100 công trình từ lớn đến nhỏ.

Thiết kế bên trong cung điện được xây dựng theo hình thức “nam tả nữ hữu”; có nghĩa là nam đi lối bên trái còn nữ sẽ đi lối bên phải. Ngoài ra nơi đây còn có các công trình cung điện trang nghiêm. Bao bọc xung quanh là hồ nước, vườn hoa; cây cầu và tiểu cảnh tạo nên không gian vô cùng sinh động.

Ngoài ra nơi đây còn có các công trình cung điện trang nghiêm.
Ngoài ra nơi đây còn có các công trình cung điện trang nghiêm.

Tử Cấm Thành có tổng cộng 7 cửa. Tại Tử Cấm Thành cũng có nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau và được xây dựng theo kiểu đối xứng. Đây chính là nơi sinh hoạt của Vua và các Hoàng Hậu bao gồm khu giải trí; ăn uống và nghỉ ngơi.

Tử Cấm Thành tại Đại Nội Huế. Ảnh:
Tử Cấm Thành tại Đại Nội Huế. Ảnh:

Một số điểm tham quan tại Đại Nội Huế

Cửa Ngọ Môn

Cửa Ngọ Môn hay còn gọi với tên khác là cổng Ngọ Môn; là công trình đầu tiên mà du khách có thể nhìn thấy ngay khi đặt chân tới Hoàng thành Huế. Công trình này được xây dựng với quy mô rất đồ sộ; hoành tráng.

Cửa Ngọ Môn hay còn gọi với tên khác là cổng Ngọ Môn.
Cửa Ngọ Môn hay còn gọi với tên khác là cổng Ngọ Môn.

Không chỉ đơn giản là nơi để ra vào, cổng Ngọ Môn được thiết kế rất tỉ mỉ, gồm nhiều lớp với hệ thống hào nước bao quanh. Các hoa văn trang trí, từng lớp ngói cho đến cột trụ đều được đầu tư xây dựng rất tinh xảo và kỳ công. Ngọ Môn được xem là mặt tiền gây ấn tượng mạnh đối với du khách khi đến đây.

Cổng Ngọ Môn được thiết kế rất tỉ mỉ, gồm nhiều lớp với hệ thống hào nước bao quanh.
Cổng Ngọ Môn được thiết kế rất tỉ mỉ, gồm nhiều lớp với hệ thống hào nước bao quanh.

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa. Nơi đây mang đậm phong cách kiến trúc cung đình Huế. Với nguyên liệu chính được sử dụng là gỗ lim. Các bộ phận trong điện như: mái, tường, cột trụ đều được chạm khắc bằng hình ảnh rồng phượng uốn lượn.

Điện Thái Hòa mang đậm phong cách kiến trúc cung đình Huế.
Điện Thái Hòa mang đậm phong cách kiến trúc cung đình Huế.

Ở giữa chính điện được đạt ngai vàng rất ấn tượng. Điện Thái Hòa là một trong những công trình quan trọng trong tổng thể Đại Nội. Là nơi mà các quan đại thần tham gia lễ Đại triều hàng tháng, cũng là địa điểm tổ chức các hoạt động quan trọng trong triều đình.

Ở giữa chính điện được đạt ngai vàng rất ấn tượng.
Ở giữa chính điện được đạt ngai vàng rất ấn tượng.

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu nằm ở phía Đông bắc của Đại Nội Huế. Địa điểm này chính là nơi để Vua có thể nghỉ ngơi, uống trà, đọc sách, ngắm cảnh. Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa nhưng Thái Bình Lâu vẫn còn giữ nguyên được nét đẹp trong lối kiến trúc từ xưa.

Thái Bình Lâu chính là nơi để Vua có thể nghỉ ngơi, uống trà, đọc sách, ngắm cảnh.
Thái Bình Lâu chính là nơi để Vua có thể nghỉ ngơi, uống trà, đọc sách, ngắm cảnh.

Thái Bình Lâu gồm có hai phần được thiết kế hài hòa với nhau là Tiền Doanh và Hậu doanh. Tất cả đồ vật được bày biện và trang trí bên trong Thái Bình Lâu đều có giá trị rất lớn đối với nền mỹ thuật Việt Nam. Các hoa văn được khảm sành sứ một cách tinh xảo chính là điểm độc đáo bật nhất, lôi cuốn nhất của tòa nhà này.

Tất cả đồ vật được bày biện và trang trí bên trong Thái Bình Lâu đều có giá trị rất lớn đối với nền mỹ thuật Việt Nam.
Tất cả đồ vật được bày biện và trang trí bên trong Thái Bình Lâu đều có giá trị rất lớn đối với nền mỹ thuật Việt Nam.

Huế không hề buồn chán mà rất hấp dẫn với sự hiện hữu của Đại Nội Huế. Vẻ đẹp của nơi này đã đi vào biết bao tác phẩm thơ ca, hội họa nhưng chỉ khi du khách tự đến trải nghiệm thì mới có thể cảm nhận trọn vẹn hết sự thơ mộng. Nếu như có cơ hội đến với mảnh đất Cố đô bạn đừng bỏ lỡ hành trình ghé thăm Đại Nội Huế này nhé.

Nguồn: dulichvietnam.com

About Post Author

Hoàng Goanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.