Khám phá vẻ đẹp độc đáo có mộ không hai của làng đá cổ Khuổi Kỵ tại Cao Bằng

Khám phá vẻ đẹp độc đáo có mộ không hai của làng đá cổ Khuổi Kỵ tại Cao Bằng
8 phút, 0 giây để đọc.

Làng đá cổ Khuổi Kỵ Cao Bằng nổi tiếng với những ngôi nhà sàn được xây dựng bằng đá, mang vẻ đẹp cổ kính, độc đáo pha lẫn trong nét tĩnh lặng của núi rừng Đông Bắc.

Đôi nét về làng đá cổ Khuổi Kỵ

Ngoài thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao, Cao Bằng còn nổi tiếng với làng đá cổ Khuổi Ky. Đây là một bản thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, có mối liên kết gắn liền với văn hóa thờ “Thần đá” của người Tày.

Làng Khuổi Ký nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 80 km về phía đông bắc. Đặc biệt, ngôi làng cổ này nằm trên con đường dẫn vào thác Bản Giốc. Sau khi tham quan và khám phá làng đá, bạn có thể đến thác nước đẹp nhất miền Bắc Việt Nam để có thể rinh về cho mình những bức ảnh đẹp lung linh để sống ảo.

Ghé thăm xứ sở của đá

Nếu như ở Hà Nội có làng cổ Đường Lâm với vẻ đẹp cổ kính; trầm mặc thì làng đá cổ Khuổi Kỵ Cao Bằng lại toát lên vẻ đẹp hùng vĩ giữa khung cảnh thiên nhiên núi rừng.

Lối đi vào làng cũng làm bằng đá.
Lối đi vào làng cũng làm bằng đá.

Vừa quen, vừa lạ

Khi đến ngôi làng này; bạn sẽ có cảm giác vừa quen vừa lạ. Bởi nhiều người đã quen với hình ảnh những ngôi nhà sàn của người dân tộc vùng cao. Tuy nhiên; bạn sẽ cảm thấy hơi lạ; bởi tất cả những ngôi nhà sàn ở đây đều được làm bằng đá tự nhiên; xây dựng rất chắc chắn.

Toàn bộ 14 nhà sàn ở đây đều được làm bằng đá.
Toàn bộ 14 nhà sàn ở đây đều được làm bằng đá.

Hiện nay; làng đá cổ Khuổi Kỵ Cao Bằng có tổng cộng 14 căn nhà sàn bằng đá; tất cả đều được bảo tồn và phục dựng lại; để giữ trọn vẻ đẹp nghệ thuật mà cổ nhân đã dày công xây dựng. Năm 2010; ngôi làng được phục dựng xong và Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã chính thức công nhận nơi đây là Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người.

Ngôi làng cổ này đã có tuổi đời lên đến hàng ngàn năm.
Ngôi làng cổ này đã có tuổi đời lên đến hàng ngàn năm.

Cái tên làng đá cũng xuất phát từ loại vật liệu xây dựng tự nhiên này; đồng thời thể hiện giá trị văn hóa tâm linh nói riêng của người dân tộc Tày. Theo đó; người Tày ở huyện Trùng Khánh có tín ngưỡng thờ thần đá với ý niệm con người sinh ra từ đá và khi chết đi cũng hóa thành đá.

Xem đá như một vị thần linh thiêng

Với niềm tin mãnh liệt vào đá; người dân nơi đây đã xem đá như một vị thần linh thiêng; giúp che chở và bảo vệ họ khỏi những thiên tai khắc nghiệt từ thiên nhiên.

Vẻ cổ kính, trầm mặc của làng cổ Khuổi Kỵ khi nhìn từ trên cao.
Vẻ cổ kính, trầm mặc của làng cổ Khuổi Kỵ khi nhìn từ trên cao.

Vì thế, từ thời xa xưa; người dân nơi đây đã sáng tạo nên những ngôi nhà sàn làm từ chất liệu đá; để thể hiện niềm tôn kính với vị thần họ tin tưởng. Dần dần ngôi làng cổ Khuổi Kỵ trở thành một cộng đồng dân cư đông đúc; là một ngôi làng đá độc đáo với vẻ đẹp yên bình, mộc mạc giữa không gian núi rừng kỳ vĩ.

Nhà sàn đá ở Khuổi Kỵ xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng thờ "thần đá" của dân tộc Tày.
Nhà sàn đá ở Khuổi Kỵ xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng thờ “thần đá” của dân tộc Tày.

Vẻ đẹp của làng đá Khuổi Kỵ Cao Bắng có lẽ chẳng giống với bất kỳ một ngôi làng nào trên đất Việt. Bước chân vào làng, du khách sẽ chẳng thấy những hàng rào, bờ giậu quen thuộc của nông thôn Việt Nam.

Thay vào đó là những bờ rào được dựng lên bằng đá, chắc chắn và kiên cố. Những ảnh những bức tường đá bao quanh ngôi làng dễ khiến bạn liên tưởng đến bức tường thành kiên cố trong các bộ phim lịch sử, nó tạo nên cảm giác an toàn hơn cho người dân sống trong làng.

Ngôi làng cổ gắn liền với lịch sử dân tộc

Làng đá Khuổi Kỵ Cao Bằng không chỉ thể hiện văn hóa tín ngưỡng của người Tày mà còn gắn liền với lịch sử dựng nước của ông cha ta thời nhà Mạc. Ngược dòng về quá khứ; thời điểm thế kỷ 16 – 17; lúc này nhà Mạc đã lên vùng đất Trùng Khánh – Cao Bằng để xây dựng thành trì bảo vệ đất nước.

Ngày nay, ngôi làng cổ này đã được công nhận thành Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc thiểu số.
Ngày nay, ngôi làng cổ này đã được công nhận thành Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc thiểu số.

Những ngôi nhà sàn bằng đá đầu tiên đã được dựng lên cho các bậc quan lại quyền quý sử dụng. Đó không chỉ đơn thuần là nơi để an cư mà còn được thiết kế như một pháo đài vững chắc.

Nơi đây thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Nơi đây thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Ngày nay, khi lịch sử đã lùi xa; làng đá cổ Khuổi Kỵ Cao Bằng vẫn còn giữ lại những ngôi nhà đá đầu tiên với vẻ đẹp cổ kính; uy nghiêm. Dẫu nhuốm màu thời gian nhưng chính nét đẹp cổ kính của từng mái nhà sàn đã làm nên vẻ đẹp riêng biệt; độc đáo cho ngôi làng. Điều này tạo nên sức hút riêng; khiến ai du lịch Cao Bằng cũng muốn một lần ghé thăm; chiêm ngưỡng nét độc đáo của ngôi làng cổ.

Quá trình xây dựng nhà sàn đá đầy gian nan

So với việc xây dựng nhà sàn gỗ thông thường; làm nhà sàn đá vất vả hơn; tốn kém công sức hơn rất nhiều. Nếu người ta chỉ mất vài tháng để xây xong một ngôi nhà sàn bình thường thì với nhà sàn bằng đá; ông bà xưa đã phải dành ra 2 – 3 năm để hoàn thiện.

Đó là lý do mà mỗi ngôi nhà cổ ở đây không chỉ có giá trị để ở; mà đã trở thành một công trình nghệ thuật; là điểm đến hấp dẫn du khách không thể bỏ qua khi du lịch Cao Bằng.

Những bức tường đá được dựng lên vững chắc như một tường thành bảo vệ ngôi làng.
Những bức tường đá được dựng lên vững chắc như một tường thành bảo vệ ngôi làng.

Đá dùng để đây nhà phải là những viên đá cứng cáp, chắc chắn, có bề ngoài nhẵn đẹp. Đặc biệt, người Tày còn đặt yếu tố tâm linh vào việc chọn đá.

Họ cho rằng phải chọn được những viên đá được hình thành từ sâu dưới lòng đất, hấp thụ đầy đủ nguyên khí của đất trời, trải qua đầy đủ áp lực của điều kiện địa chất thiên nhiên mới mang đến nguồn năng lượng tích cực và linh khí cao. Vì thế, quá trình khai thác, lựa chọn đá cũng tiêu tốn nhiều thời gian, công sức.

Những góc check in đẹp trong ngôi làng bằng đá.
Những góc check in đẹp trong ngôi làng bằng đá.

Sau khi chọn được đá, người ta bắt đầu tính toán để dựng được khuôn nhà phù hợp với số lượng người trong gia đình. Dù nhà to hay nhỏ khi khâu đào mống cũng rất kỳ công, mống phải sâu thì ngôi nhà mới vững chắc, nhất là giữa điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở vùng biên viễn.

Làng đá cổ Khuổi Kỵ Cao Bằng

Mỗi ngôi nhà sàn bằng đá ở đây được xây dựng trong thời gian 2 – 3 năm mới hoàn thành. Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam Không chỉ có việc chọn đá hay tính toán thiết kế ngôi nhà sau cho khoa học, hợp lý, ông bà ta ngày xưa đã rất phong thủy trong việc chọn vị trí dựng nhà. Đến với làng đá cổ Khuổi Kỵ Cao Bằng, bạn sẽ thấy hầu hết những căn nhà đều được dựng ở nơi cao ráo, thoáng đãng và tựa vách vào chân núi, mặt hướng về nơi có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.

Quá trình xây dựng nhà sàn đá thường mất nhiều thời gian và ngày xưa, người Tày sử dụng đá vôi cùng với cát để tạo nên một chất keo kết dính, kết những viên đá lớn nhỏ lại với nhau, tạo nên một ngôi nhà chắc chắn, kiên cố.

Vẻ đẹp bình yên trong những nếp nhà sàn bằng đá ở làng Khuổi Kỵ.
Vẻ đẹp bình yên trong những nếp nhà sàn bằng đá ở làng Khuổi Kỵ.

Riêng mái nhà sẽ được lợp bằng ngói âm dương, tạo được vẻ đẹp cổ kính và hòa hợp về mặt phong thủy cho gia chủ. Ngày nay, toàn bộ các chi tiết, vật liệu xây dựng từng ngôi nhà sàn tại làng đá cổ ở Cao Bằng này đều được phục dựng gần như nguyên vẹn.

Đến đây, du khách như cảm nhận một cách trọn vẹn nhịp sống của người Tày xưa kia trong một không gian mà nhà cửa, tường rào,… đâu đâu cũng đều là đá.

Nguồn: dulichvietnam.com

About Post Author

Hoàng Goanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.