Về miền Tây khám phá vẻ đẹp linh thiêng của những ngôi chùa Khmer

Về miền Tây khám phá vẻ đẹp linh thiêng của những ngôi chùa Khmer
5 phút, 21 giây để đọc.

Du lịch miền Tây Nam Bộ không chỉ hấp dẫn du khách với cảnh sông nước, vườn trái cây mà còn có những ngôi đền, chùa Khmer nguy nga, lộng lẫy. Hãy cùng khám phá 2 ngôi chùa Khmer nổi tiếng nhất miền Tây dưới đây.

Ngôi chùa Vàm Ray lớn nhất miền Tây

Đôi nét về chùa Vàm Ray

Chùa Vàm Ray Trà Vinh được xây dựng trên một khu đất rất rộng, thuộc xã Hàm Tâm, huyện Trà Cú, cách thành phố Trà Vinh khoảng 35 cây số. Vàm Ray là ngôi chùa Khmer lớn nhất của miền Tây ở Việt Nam, đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Trà Vinh, mà còn là niềm tự hào của miền Tây Nam Bộ.

Đến thăm chùa Vàm Ray Trà Vinh, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ công trình tuyệt đẹp. Ngôi đền này mang phong cách kiến ​​trúc của Angkor Khmer và đặc trưng của người dân Campuchia. Chính điện của chùa có 4 cổng chính, cổng chính cũng như nhiều ngôi chùa Khmer khác quay mặt về hướng Đông. Nhìn từ bên ngoài, ngôi chùa này trông giống như một cung điện với những hoa văn, họa tiết được chạm khắc tinh xảo.

Công trình kiến trúc vô cùng tuyệt đẹp.
Công trình kiến trúc vô cùng tuyệt đẹp.

Trung tâm là chính điện được thiết kế vô cùng tinh tế, bên trong được trang trí bởi những bức tranh tường đầy màu sắc và mang đậm văn hóa Khmer, chủ đề của toàn bộ tác phẩm là cuộc sống và giáo lý Phật giáo.

Đỉnh cao nghệ thuật

Đỉnh cao nghệ thuật của chùa Vàm Ray thể hiện trên các họa tiết ở khắp các công trình trong khuôn viên chùa như tượng đầu vị thánh bốn mặt Maraprum, nữ thần Kayno nửa người nửa chim, chim thần Marakrit…

Ngôi chánh điên mang kiến trúc vô cùng tinh xảo.
Ngôi chánh điên mang kiến trúc vô cùng tinh xảo.

Đặc biệt, khi khám phá chùa Vàm Ray, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn vô cùng to lớn trong sân chùa, với chiều dài 54m được đặt trên bệ tương đương một ngôi nhà 2 tầng, đây chính là tượng Phật nằm ngoài trời lớn nhất Việt Nam.

Ngoài ra, chính giữa sân còn có một trụ cao vút được nâng đỡ bởi những rắn thần Naga 5 đầu, đây là nơi thắ nến vào những ngày lễ hội.

Bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn vô cùng to lớn.
Bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn vô cùng to lớn.

Đến tham quan chùa Vàm Ray, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc đặc sắc tại chùa mà còn được dạo bước bên trong không gian vô cùng rộng lớn này, cảm nhận bầu không khí thanh tịnh tại chùa. Du khách cũng có thể vào bên trong để cầu bình an, sức khỏe cho người thân và gia đình của mình.

Bầu không khí ở đây vô cùng trong lành, thanh tịnh.
Bầu không khí ở đây vô cùng trong lành, thanh tịnh.

Chùa Dơi nổi tiếng ở miền Tây

Đôi nét về chùa Dơi

Chùa Dơi ở Sóc Trăng từ lâu đã nổi tiếng là một địa danh tham quan du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng. Chùa Dơi còn gọi chùa Mã Tộc (hay chùa Mahatúp) nằm trên đường Văn Ngọc Chính; Phường 3, thành phố Sóc Trăng. Sở dĩ chùa có cái tên đặc biệt này là vì ở đây là “ngôi nhà” của những bầy dơi đông đúc.

Chùa Dơi từ lâu đã trở địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Chùa Dơi từ lâu đã trở địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Tuy là không gian thờ Phật Thích Ca nhưng chùa Dơi Sóc Trăng lại mang nét kiến trúc văn hóa Khmer. Ngôi chùa nổi bật trong không gian xanh mát của cây cối nhờ sắc màu vàng cam Khmer đặc trưng. Kiến trúc của chùa là lối kiến trúc truyền thống của người Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ngôi chùa nổi bật với tông màu vàng cam.
Ngôi chùa nổi bật với tông màu vàng cam.

Chùa gồm ba khu chính là chính điện; khu sala và nhà thờ cổ lục cả Thạch Chia; người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Quần thể được sắp xếp hài hòa với các khu chính rộng rãi; thoáng mát; luôn mở rộng cửa đón nắng và gió mát.

Khung cảnh khiến nhiều người phải xao xuyến.
Khung cảnh khiến nhiều người phải xao xuyến.

Tòa chính điện được xây từ năm 1569 với tượng Phật sơn son thiếp vàng; cao khoảng 2m cùng nhiều bức tượng phật nhỏ. Các bức tường xung quanh là các hình vẽ về đời sống nhà Phật sắc nét.

Tòa chính điện của ngôi chùa.
Tòa chính điện của ngôi chùa.

Cái tên chùa Dơi có từ đâu?

Sau khi đã tham quan hết các khu chính; du khách có thể dành thời gian đi dạo trong vườn chùa. Những tán cây rộng lớn ở khuôn viên chùa chính là nơi trú ngụ của rất nhiều loài dơi; lên đến hàng triệu con.

Đây cũng chính là lý do vì sao ngôi chùa này có tên là chùa Dơi. Kỳ lạ thay khi dơi ở đây không ăn hay phá hoại cây trong chùa mà chúng coi đây như ngôi nhà của mình; là địa điểm để trú ngụ và nghỉ ngơi.

Hàng đêm; sau khi đã đi kiếm ăn ở khắp mọi nơi; chúng lại tụ tập về đây; treo mình lủng lẳng trên các nhánh cây trong khuôn viên chùa như những chùm quả nặng trĩu lúc lỉu và ngủ một giấc dài.

Những đàn dơi treo lủng lẳng trên cây.
Những đàn dơi treo lủng lẳng trên cây.

Trong 20 năm qua; nhà nào có lợn 5 móng đều gửi vào chùa Dơi nhờ trông nom, chăm sóc. Khu nuôi loài lợn này nằm cách chùa khoảng 50m; đi từ phía cổng sau của chùa Dơi.

Chánh điện nhìn từ phía sau.
Chánh điện nhìn từ phía sau.

Nguồn: dulichvietnam.com

About Post Author

Hoàng Goanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.