Lợn quay Lạng Sơn – độc đáo ẩm thực núi rừng Đông Bắc
Thịt lớn là một món ăn vô cùng phổ biến trong những bữa cơm của người Việt Nam. Tùy theo mỗi vùng miền mà có các cách chế biến khác nhau, mang những nét văn hóa vùng miền nơi đó. Có một nơi trên dải đất hình chữ S này có cách chế biến thịt lợn rất riêng, đem đến sự độc đáo cho hương vị ẩm thực. Đó là món thịt lợn quay của người dân tỉnh Lạng Sơn.
Lạng Sơn luôn độc đáo với nhiều món ăn mang đậm nét núi rừng. Là một thành tố quan trọng, đặc sắc trong ẩm thực Đông Bắc. Hoang dã nhất chính là món thịt lợn quay. Thịt lợn quay thường dùng làm vật tế lễ trong những nghi lễ quan trọng như lễ tết, lễ hội…Giống như miền xuôi, lợn quay cũng suất hiện trong các đám cưới, hay đi tảo mộ…Thịt lợn quay có vai trò quan trọng như thế, nên người dân nơi đây cũng rất cầu kỳ đối với món ăn này.
Món lợn quay xứ Lạng
Làm lợn quay ở đây không hề đơn giản. Từ khâu chọn lợn đến khi giết mổ, làm sạch, chế biến đều khá công phu. Độc đáo nhất khi làm món lơn quay ở đây chính là công đoạn cho gia vị vào bụng lợn. Người Tày, người nùng thường chọn những con lợn khoảng 40 – 50 kg móc hàm, theo người dân ở đây cho biết: Nếu lợn nhỏ quá thì thịt sẽ bị nhão, còn lợn mà to quá thì sẽ khó chín vì thịt dày.
Quá trình quay lợn bắt đầu từ việc chọn lợn, giết mổ, sau khi làm sạch lợn. Người ta đem gia vị vào bụng lợn, gia vị gồm dấm, bột canh. Và 1 thứ không thể thiếu được là lá mác mật. Đây là loại cây gia vị rất quen thuộc, mọc nhiều ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Quả mác mật dùng để ướp với măng làm món chấm thơm ngon, cũng có khi được phơi khô làm gia vị. Còn lá mác mật thì được dùng làm vị quay thịt, quay lợn đều rất thơm ngon. Sau khi cho hết gia vị vào bên trong bụng lợn. Người làm sẽ khâu lại bằng chỉ để lúc quay ra nước, gia vị cũng không bị chảy ra ngoài.
Chuẩn bị quay
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi tất cả phần nguyên liệu thì lợn sẽ được đem lên than hồng. Khi lợn vừa nóng, người ta nhấc ra rồi lấy nước ấm rửa qua một lần cho sạch. Tiếp đó, lấy dung dịch mật ong pha nước phết khắp lợn. Dung dịch mật ong này phải vừa đủ, vì nếu đậm quá thì lúc quay bì lợn sẽ bị cháy. Còn nếu nhạt quá thì lúc quay bì lợn sẽ không được vàng.
Quay lợn tầm 2 – 3 tiếng
Thời gian quay khoảng chừng 2 – 3 tiếng, tùy vào độ nóng của lửa, độ nóng của than cũng phải được điều chỉnh hợp lý, lúc mới cho lợn vào quay thì than không được quá nóng vì nếu nóng quá lợn sẽ không kịp chín đều. Sau khi quay được chừng 35 – 30 phút, người ta bắt đầu cho than nóng dần lên và để thịt chín từ ngoài vào trong. Để xác định lợn đã được quay chín hay chưa đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm, bởi nếu lợn chưa chín mà nhấc ra thì thịt lợn sẽ bị đỏ, ăn mất ngon; còn nếu để chín quá, thì thịt lợn sẽ bị nhừ.
Cũng bởi sự thơm ngon này mà món thịt lợn quay không chỉ phổ biến ở vùng Tày, vùng Nùng mà bât giờ bất cứ đâu cũng xuất hiện nhiều hơn các cửa hàng lợn quay khắp trong và ngoài nước. Chỉ cần nghĩ những ngày mưa rét mướt, được ngồi quây quần bên bếp than hồng, thường thức từng miếng lợn quay lá mác mật thơm phức, ấm nóng là thấy hạnh phúc lắm rồi.
Nguồn: amthuc365.vn