Sức khỏe bà bầu trong thời gian mang thai và cho con bú

Sức khỏe bà bầu trong thời gian mang thai và cho con bú
3 phút, 37 giây để đọc.

Sinh con là nghĩa vụ là trách nhiệm thiêng liêng cao cả của người mẹ. Thế nên việc nuôi con khỏe mạnh, thông minh là một niềm hạnh phúc và niềm vui của mỗi bà mẹ. Để con được có sức khỏe tốt, các bà mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân. Đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Vì trong 2 giai đoạn này, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hệ miễn dịch của con. Bởi vì đứa con trong bụng được nuôi dưỡng trực tiếp từ dòng sữa mẹ.

Đầu tiên để có một gia đình hạnh phúc, vợ chồng nên thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Để nuôi một đứa trẻ nên người rất tốn kém và công phu. Thế nên cần phải cân nhắc, tính toán thật kỹ trước khi có ý định mang thai. Trong tình hình kinh tế hiện nay, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con là đủ. Để đảm bảo rằng có đủ kinh tế và tài chính nuôi con khôn lớn. Không nên mang thai ở tuổi vị thành niên. trước độ tuổi 22. Vì mang thai sớm cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện và đầy đủ. Tuy nhiên phụ nữ sau 35 tuổi, cũng không nên sinh con. Vì lúc này khung xương, các dây chằng của người mẹ khó dãn nở, đẻ rất khó.Tốt nhất nên đẻ ở lứa tuổi 25 đến 30, khoảng cách mỗi lần sinh ít nhất là 3 năm.

Sức khỏe bà bầu trong thời gian mang thai và cho con bú
Sức khỏe bà bầu trong thời gian mang thai và cho con bú

Chế độ ăn

Trong thời kỳ có thai, nuôi con bú, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Không nên ăn kiêng quá mức, nhưng cũng cần chú ý:

  • Không dùng rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…
  • Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.

Trong khi có thai và cho con bú, người mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường. Trước hết, bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng, chủ yếu dựa vào gạo, ngô, mỳ… Các loại khoai củ cũng cung cấp năng lượng nhưng ít chất đạm, do đó chỉ nên ăn trộn, không ãn trừ bữa. Nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất. Đặc biệt là vitamin B1 chống bệnh tê phù. Bữa ăn có chất đạm sẽ giúp cho thai lớn, mẹ đủ sữa. Các loại thức ăn động vật như thịt, cá, trứng sữa có nhiều chất đạm quí. Nhiều loại thức ăn thực vật cũng giàu chất đạm. Đó là các loại họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen), lạc hạt, vừng. Nên ăn thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc.

Phòng, chống thiếu máu dinh dưỡng khi có thai

Thiếu máu là bệnh dinh dưỡng hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là ở những người đẻ dày và ăn uống thiếu thốn. Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con.

Ðối với mẹ: thiếu máu làm cho cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, khi đẻ có nhiều rủi ro. Tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở bà mẹ bình thường.

Ðối với con: Thiếu máu thường gây tình trạng đẻ non và trẻ chết yểu.

Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng, chống bệnh thiếu máu tốt nhất. Thức ăn có nhiều chất sắt bổ máu là các loại đậu đỗ, các loại rau xanh (rau ngót, rau dền, rau khoai, rau bí… ), các loại phủ tạng như tim, gan, thận…

Ngay từ khi bắt đầu có thai, tất cả các bà mẹ nên uống viên sắt, với loại viên có hàm lượng 60mg sắt nguyên tố, ngày uống một viên trước khi ngủ. Uống liên tục trong suốt thời kỳ có thai đến một tháng sau khi sinh. Ðể tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tăng cường vitamin C có trong rau xanh và quả chín.

Nguồn: viendinhduong.vn

About Post Author

Phương Uyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.