Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi ốm nghén nặng, buồn nôn

Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi ốm nghén nặng, buồn nôn
4 phút, 3 giây để đọc.

Đa số phụ nữ mang thai chỉ bị ốm nghén trong 3 tháng đầu. Nhưng có thể có một số bài bầu kéo dài hơn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một vài món ăn thức uống.  Giúp các bà bầu hạn chế bị nghén và làm giảm bớt sự khó chịu trong thời gian này. Hầu như tất cả các chị em khi mang thai đều bị nghén. Các bà bầu thường cảm thấy đau đầu và chóng mặt. Kéo theo là sự buồn nôn, nôn đến mức không dám ăn uống gì, cảm thấy sợ thức ăn. Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Do nội tiết tố của phụ nữ thay đổi hoặc có thể do ăn uống không hợp khẩu vị.

Thông thường, ốm nghén diễn ra trong 12 tuần đầu của thai kì. Nhưng có không ít chị em phải gánh chịu hết 9 tháng 10 ngày. Mỗi bà bầu có mức độ ốm nghén khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn không thể xác định rõ nguyên nhân tại sao có hiện tượng ốm nghén này. Giả thuyết lớn nhất đặt ra là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Bà bầu nên ăn gì trong thời gian thai nghén đển mẹ khỏe con thông minh
Bà bầu nên ăn gì trong thời gian thai nghén đển mẹ khỏe con thông minh

Dưới đây là một số nguyên nhân được cho là ảnh hưởng trực tiếp tới chứng bệnh ốm nghén ở chị em bầu:

Hoóc-môn HCG hay nội tiết tố HCG

Hoóc-môn HCG (Human chorionic gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai, mức độ HCG trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên gấp đôi và điều này dẫn đến chứng bồn nôn, nôn ói trầm trọng. Mức độ HCG cao hay thấp là dấu hiệu báo tuổi thai và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi.

Khứu giác nhạy cảm

Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở lên khó tính hơn và khi ngửi thấy bất cứ mùi gì lạ như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hoóc-môn estrogen tình dục ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu mang thai thì khứu giác cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao chị em bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.

Thay đổi đường tiêu hóa

Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Vì vậy, mức progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản cũng tăng lên gây ra chứng chậm tiêu hóa và làm tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.

Cách chữa trị

Bạn có thể hạn chế chứng nôn ói, buồn nôn, ốm nghén bằng những cách thông dụng sau:

  • Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.
  • Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
  • Ăn uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.
  • Uống nhiều nước.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Massage.
  • Ăn những thực phẩm khô: bánh mì, bánh quy.
  • Nước mía: mía tím 300g, gừng tươi 5g. Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
  • Nước ô mai: ô mai 20 quả, gừng tươi 5g, đường đỏ 30g. Cho tất cả vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày trước khi ăn 20 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày
  • Canh sấu: sấu 5 quả (50g), sườn lợn 200g, bí xanh 100g, bột gia vị vừa đủ. Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị xào chín, cùng cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng. Khi sườn đã nhừ cho bí xanh vào đun sôi lại là được. Trước khi ăn dầm nát sấu, ăn ngày hai lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Cần ăn liền 3 ngày

Nguồn: viendinhduong.vn

About Post Author

Phương Uyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.