Biếng ăn và các cách xử lý của bố mẹ để con mau ăn chóng lớn

Biếng ăn và các cách xử lý của bố mẹ để con mau ăn chóng lớn
7 phút, 0 giây để đọc.

Biếng ăn là một tình trạng thường gặp ở trẻ em; ở mọi lứa tuổi. Biếng ăn có rất nhiều biểu hiện khác nhau; trẻ ăn ít hơn mọi khi; ngậm thức ăn lâu không chịu nuốt; kén ăn, không chịu ăn một số thức ăn như thịt, cá,… hoặc ghét bỏ ăn tất cả các loại đồ ăn; nghe tới ăn là chạy trốn; nghe thấy âm thanh của tô, thìa, chén bát; hay bất cứ khi nào nhìn thấy thức ăn đó; thì có phản ứng mắc ói; hoặc bố, mẹ cho ăn không ăn; nhưng một người khác cho ăn thì lại chịu ăn…

Do nhiều cha mẹ cho trẻ ăn quá sớm; khẩu phần ăn bị thiếu cân đối khoa học; hoặc chỉ cho trẻ ăn thiên một loại thực phẩm hay ăn không đủ 4 nhóm chính gồm: protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này có thể dẫn đến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12); làm kéo dài quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ không muốn ăn; bị hạn chế hấp thu các chất dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ táo bón; đầy bụng khó chịu; dẫn đến chán ăn; hoặc không cung cấp đủ protein khiến trẻ chậm tăng cân,…

Biếng ăn là một triệu chứng liên quan đến việc không thèm ăn ở trẻ và do nhiều nguyên nhân có thể do sinh lý hay bệnh lý. Tuy nhiên, biếng ăn ở trẻ cũng thường tiềm ẩn nguyên nhân tâm lý cần được bố mẹ lưu ý.

Trẻ ở giai đoạn nào thường gặp vấn đề về biếng ăn nhiều nhất?

Biếng ăn thường gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, khoảng 40% trẻ trong độ tuổi này có biểu hiện biếng ăn trước 3 tuổi.

Nguy cơ biếng ăn là cao nhất và có thể kéo dài hoặc trầm trọng hơn trong ba giai đoạn:

  • 4-6 tháng: Bé bắt đầu ăn dặm.
  • 12-24 tháng: Bé chuyển từ chế độ ăn loãng sang chế độ ăn đặc.
  • 24-26 tháng: Giai đoạn trẻ chuyển từ được đút ăn sang tự ăn.

Biếng ăn do những nguyên nhân gì?

Những nguyên nhân chính của trẻ biếng ăn như sau:

Biếng ăn có nguồn gốc tâm lý: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường xảy ra khi trẻ nhỏ thay đổi chế độ ăn, thường gặp ở các bé gái.

Biếng ăn do bệnh lý: Nhiễm giun đũa xảy ra ở hầu hết các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, biếng ăn còn do nhiều bệnh lý răng miệng hoặc các bệnh mãn tính nghiêm trọng, như suy tim, hen suyễn vừa và nặng.

Biếng ăn do sinh lý: Trẻ thường biếng ăn do biết lật, ngồi, đi…

Trẻ biếng ăn do biết ngồi
Trẻ biếng ăn do biết ngồi

Biếng ăn do thuốc: Các kháng sinh uống thường gây loạn khuẩn ruột, giảm quá trình lên men thức ăn.

Biếng ăn do sai lầm trong chế độ ăn và cách chế biến thức ăn: Chế độ ăn đơn điệu, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ hoặc nghèo nàn về mặt dinh dưỡng (thiếu đạm, các vitamin như B1…) dần dần sẽ làm trẻ chán ăn.

Biếng ăn bẩm sinh: Hiếm gặp chiếm khoảng 5% trẻ không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.

Biếng ăn có nhiều nguyên nhân, tùy từng loại nguyên nhân gây biếng ăn mà có cần thiết bổ sung vitamin nhóm B, probiotic (thường được gọi là men vi sinh), lysin, kẽm…hay không.

Biếng ăn do nguyên nhân tâm lý

Đa số các trường hợp biếng ăn ở trẻ em là loại này. Trẻ mất sự thèm ăn là trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi hay bị đánh lừa. Do đó, để xử trí loại biếng ăn này, bố mẹ cần:

  • Hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn tìm hiểu lý do trẻ không chịu ăn.
  • Cần tránh những hành vi ép buộc trẻ.
  • Cố gắng thay đổi hành vi thái độ: Mẹ dành nhiều thời gian chơi với trẻ, tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi trẻ ăn, cho trẻ tự do chọn thức ăn.
  • Nên cho trẻ ăn thử nhiều loại thức ăn và ăn theo cấu trúc thức ăn:

5-6 tháng: đồ ăn nghiền hay giã nhuyễn (cháo nhuyễn).

7-8 tháng: đồ ăn mềm có thể ép nát bằng lưỡi (Cháo).

9-11 tháng: đồ ăn mềm có thể ép nát bằng răng (cháo hoặc cơm nát).

12-18 tháng: đồ ăn cứng hơn có thể cắn bằng răng (cơm nát).

Trên 18 tháng: ăn cơm hạt như người lớn.

  • Có đôi lúc trẻ chỉ chấp nhận 2-3 loại thức ăn. Bố mẹ cần thử lại loại thức ăn trẻ chưa chấp nhận nhiều lần (> 11 lần) ở nhiều điều kiện khác nhau (không gian, màu sắc, kiểu dáng chén bát..).
  • Đừng bao giờ lén pha thuốc vào thức ăn của trẻ.

Cách điều trị hiện nay là:

  • Tâm lý liệu pháp, các kỹ thuật thay đổi thái độ.
  • Phục hồi dinh dưỡng.
  • Các thuốc chống trầm cảm rất có ích đối với những bệnh nhân bị trầm cảm kết hợp biếng ăn do tâm lý.

Biếng ăn do bệnh lý nhiễm trùng, ký sinh trùng, tiêu hóa, răng miệng

  • Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh nhiễm trùng (đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn).
  • Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu (các vitamin nhóm B, các acid amin, đặc biệt là lysin và kẽm…).
  • Xổ giun định lý mỗi 6 tháng.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Điều trị sớm các bệnh lý ở răng miệng bằng các biện pháp thích hợp. Cho giảm đau trong trường hợp có đau nhiều (viêm miệng, viêm họng, mọc răng).
Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh các bệnh răng miệng làm trẻ không muốn ăn
Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh các bệnh răng miệng làm trẻ không muốn ăn
  • Bổ sung các vi khuẩn lactobacillus để tái lập thế quân bình của khuẩn giới ở ruột bị rối loạn sau điều trị kháng sinh.

Biếng ăn do sinh lý (khi trẻ biết ngồi, biết lật, biết đi…)

Hãy cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, làm các món ăn lạ và hấp dẫn. Giai đoạn này sẽ qua đi một cách tự nhiên.

Biếng ăn do sai lầm trong chế độ ăn và cách chế biến thức ăn

Cần tránh những sai lầm sau:

  • Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn phần xác. Lâu ngày gây thiếu dưỡng chất làm cho trẻ chán ăn.
  • Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo, nước hầm xương làm trẻ khó tiêu hoá.
  • Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.
  • Chất và lượng thực phẩm trong chén cháo hoặc bột không đủ.
  • Thức ăn đơn điệu làm cho trẻ chán ăn.
  • Bữa ăn quá nghèo nàn (chỉ có bột và thịt hoặc cá) làm trẻ bị thiếu một số acid amin tối cần và các vitamin. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến tình trạng chán ăn.

Việc xử lý của bố mẹ Nhật khác bố mẹ Việt như thế nào?

Không cố gắng ép con ăn khi con không thích ăn. Có thể dời thời gian ăn lại và thay vào đó là cho trẻ chơi, đi dạo hoặc cho bé ngủ một giấc ngắn.

Các mẹ Nhật có cách xử trí biếng ăn do tâm lý ở trẻ nhỏ có đôi chút khác ở Việt Nam, đó là:

  • Chế biến từng loại thức ăn riêng giúp trẻ cảm nhận hương vị và độ thô của thức ăn.
  • Dùng nước rau, hoặc củ quả luộc trong chế biến thức ăn.
  • Thử nhiều món ăn với nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau.
  • Cho trẻ ăn thô sớm.
  • Luôn cổ vũ con khi ăn làm trẻ luôn hứng thú và vui vẻ.
  • Luôn cố gắng hoàn thành bữa ăn trong 20-30 phút.
  • Cho trẻ ngồi ghế tập ăn và điều chỉnh chiều cao ghế phù hợp để trẻ có thể nhìn rõ hết thức ăn. Kiên quyết không bế rong bé đi ăn.
  • Cho trẻ tự cầm thìa xúc ăn.

Nguồn: yhoccongdong.com

About Post Author

Hồng Thơm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.