Cách nấu phá lấu ngon nức mũi tại nhà

Cách nấu phá lấu ngon nức mũi tại nhà
4 phút, 1 giây để đọc.

Phá lấu là một món ăn gắn liền với nhiều thế hệ sinh viên miền Nam. Đặc biệt là sinh viên TP. Hồ Chí Minh. Đây là một món ăn khá nổi tiếng và phổ biến ở miền Nam. Tuy nhiên, với những người từ nơi khác chuyển đến sinh sông không phải ai cũng biết về món phá lấu..

Phá lấu là món gì? Nguồn gốc của phá lấu bắt nguồn từ đâu

Phá lấu thực ra là món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngày xưa không có tủ lạnh hay thiết bị làm lạnh thì món này ra đời. Nó được tạo ra với mục đích lưu trữ đồ ăn.

Đồng thời, vì để tránh lãng phí lương thực. Thì sau những bữa tiệc hay những lúc nhà có đám tiệc, nguyên liệu thừa đều được người ta gom lại và ướp và nấu chín. Chẳng hạn như phần còn lại của heo hay gà,..

Cái điểm đặc biệt của món ăn này đó là được nấu đi nấu lại nhiều lần. Trước khi ăn sẽ được hâm nóng lại. Khi nước trong nồi cạn dần thì người ta lại châm thêm nước. Vì vậy đã tạo nên hương vị thơm ngon, đặc trưng và giàu dinh dưỡng của món ăn.

Theo thời gian, món phá lấu đã được biến tấu đi để phù hợp với người Việt. Phá lấu kèm với nước chấm, ăn cùng cơm hay bánh mì là món ăn được nhiều người yêu thích. Có nhiều món phá lấu khác nhau như phá lấu heo, phá lấu bò, lẩu phá lấu…

Phá lấu- món ăn nổi tiếng miền nam
Phá lấu- món ăn nổi tiếng miền nam

Cách nấu phá lấu bò

Phá lấu bò là một trong những món phá lấu được nhiều người yêu thích. Các bạn có thể tham khảo cách nấu dưới đây để chế biến thêm một món ăn ngon trong bữa tiệc hoặc tụ tập của gia đình.

Nguyên liệu

500g: Dừa nạo

50g: Gừng

2kg: Lòng bò (lá sách, khăn lông, lách, gân)

Gia vị: Bột ngũ vị hương, bột cà ri, cà ri dầu, lá cà ri, hoa hồi, quế, bông tai vị, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, ớt băm, tỏi băm, hành băm, riềng xay, nước màu.

Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Dừa nạo: Bóp thật kỹ (không cho thêm nước) rồi vắt lấy khoảng 300ml nước cốt. Sau đó cho thêm khoảng 2 – 4 lít nước vào bã dừa nạo rồi tiếp tục vắt lấy nước. Để riêng nước dừa và nước cốt dừa.

Sơ chế lòng bò

Cách chọn lòng bò: Chọn lòng bò có màu trắng sạch, không có các nốt đen, viêm hay có dấu hiệu dập nát, không có mùi hôi khó chịu.

Bước 1: Lòng bò mua về, cho muối vào bóp thật kỹ rồi rửa sạch với nước.

Bước 2: Đun một nồi nước sôi, rồi cho vào 1 củ gừng đập dập, 1-2 thìa muối. Cho lòng bò vào trần qua rồi vớt ra rửa lại với nước sạch.

Bước 3: Cho muối vào lòng bò, bóp đều 1 lần nữa rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch. Khi lòng bò ráo nước, thái thành miếng vừa ăn.

Ướp lòng bò
Ướp lòng bò

Cách nấu phá lấu bò nước cốt dừa

Bước 1: Cho lòng bò vào ướp với 1/2 thìa ngũ vị hương, 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột cà ri, 1 thìa muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 thìa bột ngọt, 1 hũ cà ri dầu, 1/2 thìa tỏi băm, 1/2 thìa ớt xay, 1/2 thìa hành băm, 1 thìa riềng xay, vài giọt nước màu, 1 thìa nước mắm và trộn đều. Ướp lòng bò trong khoảng 1 giờ để ngấm gia vị.

Bước 2: Cho khoảng 150ml dầu ăn vào chảo. Khi dầu nóng cho 1 thìa tỏi băm, 1 thìa hành băm, 1 thìa riềng xay, 1-2 bông tai vị, lá cà-ri, 2 miếng quế nhỏ cỡ ngón tay út và phi thơm. Sau đó cho lòng bò vào chiên cho săn lại.

Bước 3: Cho nước dừa, lòng bò đã xào vào nồi và bật bếp. Sau khi sôi đun, giảm lửa đun cho đến khi bò thật mềm. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng mở vung để nước hầm trong.

Bước 4: Khi lòng bò đã mềm, cho thêm 300ml nước cốt dừa vào, nêm nếm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc ra bát và thưởng thức.

Thưởng thức món ăn
Thưởng thức món ăn

 

Nguồn: quantrimang.com

About Post Author

Bích Trâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.