Carbohydrat và những điều cần biết đối với người cao tuổi

Carbohydrat và những điều cần biết đối với người cao tuổi
5 phút, 59 giây để đọc.

Carbohydrat là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể

Carbohydrat là một thành phần chính trong chế độ ăn uống của con người. Protein; lipid; cùng với vitamin và khoáng chất, nó rất cần thiết để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh. Giúp con người phát triển.Carbohydrat là nguồn cung cấp năng lượng chính để cơ thể con người sản sinh ra năng lượng. Chúng bao gồm carbohydrat đơn giản và carbohydrate phức tạp.Một loại carbohydrat đơn giản có thể có một hoặc hai phân tử đường. Carbohydrat đơn giản chứa một phân tử đường gọi là monosaccharide (bao gồm đường fructose trong trái cây và đường galactose trong sữa); Carbohydrate đơn giản bao gồm hai phân tử đường được gọi là disaccharide (đường trong xoài, đường lactose từ các sản phẩm sữa, đường lactose trong bia và một số loại rau).

Carbohydrate phức tạp với ba hoặc nhiều phân tử đường được gọi là polysaccharide là thành phần chính của hắc ín. Có hai loại polysaccharid: polysaccharid có nhánh và polysaccharid có nhánh. Carbohydrat phức tạp Đậu phộng Những quả khoai tây, ngũ cốc, ngô,khoai, sắn … Chất xơ cũng là một loại carbohydrat phức tạp.
Các nguồn carbohydrat phổ biến nhất mà mọi người sử dụng là trái cây và rau quả. sản xuất sữa, ngũ cốc, các loại mầm …

Carbohydrat

Lợi ích của đường với người cao tuổi

Khi tuổi càng cao, các chức năng của cơ thể bắt đầu lão hóa, trong đó phải kể đến chức năng chuyển hóa và trao đổi chất. Rối loạn chức năng chuyển hóa có thể gây ra một số căn bệnh mãn tính ở người cao tuổi như tiểu đường, gout… Một trong những tác nhân ảnh hưởng đến chức năng này phải kể đến tinh bột và đường.

Đối với đường, một loại thực phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Vai trò của đường ở độ tuổi nào cũng cần thiết nếu như biết bổ sung đúng cách.

Giống như tất cả các đối tượng khác, vai trò của đường đối với người cao tuổi là rất quan trọng. Đường là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Nó cung cấp nguồn năng lượng cần thiết hàng ngày cho các hoạt động của người lớn tuổi.

Ngoài ra, người lớn tuổi thường có xu hướng khó khăn hơn trong việc lựa chọn các loại thực phẩm. Do đó, vai trò của đường trong thức ăn là giúp họ có thể ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn.

Giới hạn lượng đường trong ngày

Ngoài việc nhận thức được vai trò của đường đối với sức khỏe cao tuổi thì việc cân bằng lượng đường trong khẩu phần ăn uống cũng rất quan trọng.

Người lớn tuổi thường ít vận động hơn trẻ em và những người đang trong độ tuổi lao động. Do đó, đường sẽ rất khó tiêu thụ hết hay thậm chí là nó sẽ tồn dư trong cơ thể. Lượng đường tồn đọng trong cơ thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh ở người lớn tuổi.

Đặc biệt là các căn bệnh như đái tháo đường, thừa cân, béo phì, thoái hoá… Vì vậy, việc kiểm soát lượng đường bổ sung hàng ngày để đảm bảo vai trò của đường là rất quan trọng.

Đồng thời, quá trình trao đổi chất ở người già cũng chậm hơn. Do đó, họ có nhu cầu năng lượng và lượng thức ăn thấp hơn so với người trưởng thành. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng đường khuyến nghị hàng ngày cho người lớn tuổi.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu năng lượng ở người trên 60 tuổi là 1.900 calo đối với nam và 1.800 calo đối với nữ. Theo đó, lượng đường cần cung cấp cho cơ thể để đảm bảo vai trò của đường sẽ chiếm khoảng 10% hoặc thấp hơn tổng lượng calo.

Cụ thể, hàng ngày một người lớn tuổi chỉ nên sử dụng dưới 190 calo từ thực phẩm chứa đường. 190 calo đường sẽ tương ứng với khoảng 47,5 gam hoặc 10 thìa cà phê đường.

Đường và tinh bột

Cách cắt giảm lượng đường hàng ngày

Điều quan trọng nhất khi cắt giảm đường là vẫn đảm bảo vai trò của đường đối với có thể. Đồng thời, lượng đường chỉ có thể được giảm thiểu chứ không thể nào cắt bỏ hoàn toàn. Bởi đường có trong tất cả các loại thực phẩm, thậm chí là những thực phẩm không có vị ngọt.

Đường được tìm thấy trong trái cây, rau củ, trứng, ngũ cốc, rượu, sữa và các chế phẩm từ sữa. Việc cắt bỏ toàn bộ những loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng rất lớn sự cân bằng dinh dưỡng.

Do đó, để cắt giảm bớt lượng đường, những người lớn tuổi có thể áp dụng các biện pháp sau:

Không nên uống đồ uống có đường từ chế độ ăn uống

Trà là một thức uống tốt cho sức khỏe của người lớn tuổi. Tuy nhiên, không ít người vẫn có thói quen thêm đường vào khi uống trà. Việc này có thể khiến lượng đường trong một tách trà hấp thu vào cơ thể trở nên quá mức. Ngoài trà, việc thêm sữa và đường vào cà phê cũng mang đến ảnh hưởng tương tự. Do đó, để đảm bảo vai trò của đường và tránh dư thừa, bạn nên hạn chế và tránh thêm quá nhiều đường vào các loại thức uống.

Ngoài ra, các loại đồ uống đóng lon như nước ngọt, soda cũng không được khuyến khích cho người già. Các loại thức uống này thường chứa rất nhiều đường và rất ít thành phần dinh dưỡng. Thay vì sử dụng các loại thức uống này, bạn có thể thay thể bằng nước trái cây hoặc sữa.

Tìm hiểu kĩ về thực phẩm sử dụng

Đường có thể được giấu trong một số loại thực phẩm được coi là lành mạnh hoặc không chứa đường. Các sản phẩm sữa, sinh tố, nước sốt, gia vị và thực phẩm chế biến thường chứa rất nhiều đường.

Tuy nhiên, thông tin lượng đường trong sản phẩm vẫn luôn được công bố trên nhãn sản phẩm. Do đó, việc đọc nhãn sản phẩm trước khi chọn mua là điều vô cũng quan trọng. Ngoài lượng đường, bạn còn có thể biết thêm về thành phần dinh dưỡng khác khi đọc nhãn dán.

Ăn trái cây

Không phải loại đường nào cũng gây nguy hại cho sức khoẻ cho người lớn tuổi. Chọn loại đường phù hợp và sử dụng đúng mức sẽ giúp chế độ ăn trở nên lành mạnh hơn. Thay vì các loại thực phẩm chứa đường, bạn có thể lựa chọn các loại trái cây có vị ngọt. Vị ngọt trong trái cây không chỉ giúp thoả mãn cơn thèm ngọt mà còn đảm bảo vai trò của đường cho sức khoẻ của người già./.

Nguồn: suckhoehangngay.vn

About Post Author

Đào Tùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.