Tiêu chuẩn dinh dưỡng khoa học cho trẻ em từ 2 đến 6 tuổi

Tiêu chuẩn dinh dưỡng khoa học cho trẻ em từ 2 đến 6 tuổi
5 phút, 39 giây để đọc.

Ở độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi; trẻ cần được dung nạp đủ chất đạm, chất béo omega-3; từ các loại thực phẩm như: cá và các loại thực phẩm có lợi khuẩn như: rau, củ, quả, và dầu ô liu; hạn chế không để trẻ dùng thức ăn nhanh; hoặc món ăn có nhiều đường, muối… để bé có thể phát triển mạnh khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh cho biết rằng; để trẻ có thể mạnh khỏe và phát triển một cách toàn diện; ở mỗi độ tuổi khác nhau cần bổ sung những chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với độ trưởng thành.

Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm rõ các nhóm chất thiết yếu; và nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ theo độ tuổi; từ đó, phân chia nhóm chất sao cho hợp lý; để có được những khẩu phần dinh dưỡng cân đối; và biết cách chọn lựa thực phẩm thích hợp; thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh có khoa học cho con về sau. Bài viết bên đây chính là những lưu ý mà bố mẹ cần phải biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.

Các nhóm chất cần thiết cho trẻ

Giai đoạn 2-6 tuổi là thời điểm chuyển tiếp quan trọng sang độ tuổi học đường. Có 3 điều mà cha mẹ nên quan tâm: trẻ phát triển hành vi ăn uống, tăng trưởng thể chất, phát triển não bộ.

Cụ thể, trẻ sẽ phát triển một số hành vi như lựa chọn thực phẩm như thích hay không thích, thậm chí không quan tâm. Các em cũng thích làm chủ trong bữa ăn, rõ rệt nhất khi 3-5 tuổi; thích món mới, lạ và vui (đặc biệt ở 4-6 tuổi).

Trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy theo từng độ tuổi

Giai đoạn 2-6 tuổi, trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhận thức và tư duy. Ngôn ngữ cũng phát triển nhanh, nên nếu muốn để trẻ học ngoại ngữ, cha mẹ có thể cho bé làm quen khi 3-4 tuổi.

Để đáp ứng nhu cầu cho các sự phát triển trên, cần chú ý các nhóm chất quan trọng, gồm: đạm, chất béo omega-3 từ cá, bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn và rau củ quả vì nó giúp trẻ phát triển não bộ, miễn dịch. Nhóm dầu rất cần thiết cho hoạt động trí não. Khuyến khích dùng những dầu có chất béo bão hòa thấp như như dầu oliu, dầu hướng dương.

Gợi ý phân bố nhóm thức ăn cho trẻ

Thực đơn cụ thể:

– Sáng: Một chén bún, 40g cá chiên và ít rau thái nhỏ. Cách bữa trưa 1,5 tiếng có thể cho bé uống 120ml sữa.

– Trưa: Một chén cơm và 20g rau mồng tơi nấu thịt, 40g thịt ram xé nhỏ. Sau 30 phút, cho bé ăn 5 trái dâu.

Xế trưa có thể cho bé ăn một trái chuối và một miếng pho mát

– Chiều: Một chén cơm, 40g canh súp cà rốt và su hào nấu thịt, 40g cá chiên. Sau 30 phút cho bé ăn 5 trái dâu.

– Tối: Trước ngủ 2 tiếng cho bé uống 120ml sữa.

Lưu ý, tùy theo mỗi bé mà mẹ phân bố linh hoạt khẩu phần mỗi ngày

Với bé 2-3 tuổi, mẹ có thể giảm 1-2 phần từ nhóm cơm gạo hoặc rau củ quả nếu trẻ ăn ít, nhưng nhóm thịt, cá và nhóm sữa vẫn nên giữ nguyên. Nếu trẻ đi học hoặc đi chơi xa, mẹ có thể chọn các món ăn nhẹ như bánh ít đường, muối hoặc sữa hộp để cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết trong ngày.

Trẻ con vốn năng động, trường hợp khó ép trẻ vào khuôn khổ 3 bữa một ngày thì nên có thể linh động chia nhỏ bữa ăn để hiệu quả hơn. Ví dụ như 3 bữa chính nhỏ thêm 2-3 bữa phụ (bánh lạt, sữa hộp, tôm lăn bột…).

Có một số nhóm dinh dưỡng quan trọng hơn trong giai đoạn này

– Nguồn đạm tốt: Thịt bò hoặc heo (2 ngày); thịt gà hoặc cá (2-3 ngày); trứng và sữa, phô mai (rải rác 2 ngày).

– Cá có chất béo omega-3 tốt: Cá thu, cá hồi, cá chép, lươn nên ăn 2 ngày mỗi tuần. Một ngày ăn khoảng 80-100g thịt cá đã nấu.

Cá thu
Cá thu

– Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn: Duy trì ít nhất 2-3 ngày.

– Rau củ quả: Theo ngày thì 3 loại rau củ và 1-2 loại quả. Nếu theo tuần, cứ mỗi 3 ngày phụ huynh nên mua 5 loại rau củ và 3 loại quả để dễ dàng lên thực đơn cho trẻ. Điều này vẫn đảm bảo tính đa dạng thực phẩm mà bé ăn vào.

Cung cấp đủ và đúng lượng đạm cần thiết mỗi ngày giúp bé phát triển khỏe mạnh

Đạm còn là các đơn vị xây dựng chính cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, hình thành và thay thế tất cả các tế bào, mô…, giúp bé phát triển thể chất, tăng cân và phát triển kích thước cơ thể; từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Chất này còn là thành phần quan trọng cấu tạo nên các kháng thể giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh, tăng cường miễn dịch của trẻ.

Nhu cầu đạm của trẻ luôn thay đổi ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ mầm non (3-5 tuổi) có nhu cầu đạm là 25gram một ngày, lượng đạm này tương đương với: 138,9 gram thịt bò; 131,6 gram thịt lợn; 147,1 gram cá chép; 156,3 gram trứng gà; 100-119 gram đậu, đỗ.

Cá chép rất giàu đạm
Cá chép rất giàu đạm

Nếu dư đạm có thể làm trẻ béo phì và gặp vấn đề sức khỏe khác. Để đo lượng đạm trẻ cần cho mỗi bữa ăn, phụ huynh có thể dùng phương pháp bàn tay của Bộ Y tế Anh.

Ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ thích hợp với những nguồn cung cấp đạm khác nhau. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất cũng như được truyền kháng thể quý giá từ mẹ.

Nguồn: vnexpress.net

About Post Author

Hồng Thơm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.