Trà đạo Nhật Bản và những điều bạn chưa biết

Trà đạo Nhật Bản và những điều bạn chưa biết
3 phút, 42 giây để đọc.

Trà đạo, võ đạo là một trong số ít những nét độc đáo trong văn hóa của xứ sở hoa anh đào.

Nhật Bản là một quốc gia có lịch sử lâu đời. Từ xa xưa đã hình thành những điểm độc đáo riêng trong văn hóa. Ngày nay được biết đến rộng rãi trên thế giới. Một trong những nét độc đáo ấy có lẽ là trà đạo. Trà đạo khởi nguồn từ thế kỉ thứ 12, hình thành và phát triển xuyên suốt lịch sử cho đến hiện nay. Xuất phát từ truyền thuyết sang Trung Quốc thưởng trà. Được người bản địa chuyển hóa theo cách thức riêng, mục đích muốn biến thưởng trà trở thành một nét văn hóa của nước mình.

Trà được người Nhật rất ưa thích vì hương vị thanh tao. Đối với họ, uống trà cũng như một cái đạo. Một nghệ thuật mà mỗi người pha trà là một nghệ sĩ.

Trà đạo như một môn nghệ thuật

Uống trà với người Nhật không như uống nước bình thường. Qua trà đạo, mỗi người Nhật toát lên sự thuần khuyết, trong sạch. Hòa mình vào thiên nhiên đất trời, tâm hồn thêm thanh tịnh. Mỗi lần thưởng trà là mỗi lần gội rửa lại tâm hồn.

Chiều sâu trong văn hóa trà đạo

Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch.

Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo.

Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau. Sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. 

Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người. Là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.

Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt. Thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.

Tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn. Thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt.

Cách pha trà

Dụng cụ pha trà

Nước pha trà là quy chuẩn đầu tiên được đề cập đến trong trà đạo Nhật Bản. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C.

Tiếp đó, để có thể đến với giai đoạn pha trà cần phải làm ấm dụng cụ: ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Ngay việc cho trà vào ấm pha trà cũng không thể tùy tiện mà phụ thuộc vào từng loại trà khác nhau.

Cách mời trà đãi khách

Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp. Bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách cũng như không đều về lượng trà trong mỗi tách.

Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml (sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.

Cầu kỳ mà độc đáo, tinh tế, từ lâu nghệ thuật trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật.

Nguồn amthuchomnay.com.vn

About Post Author

Quang Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.