Người Sài Gòn thưởng trà như thế nào?

Người Sài Gòn thưởng trà như thế nào?
3 phút, 45 giây để đọc.

Thưởng trà đối với người Việt Nam ta từ lâu đã là một thú vui tao nhã, gần gũi. Mỗi vùng quê đều có một cách thưởng thức trà riêng, mang lại hương vị đặc trưng. Đối với những người Sài Gòn cũng vậy. Trà Sài Gòn được pha luyện cung phu và tỉ mỉ. Để ai nếm qua cũng một lần nhớ mãi.

Cách pha trà

Nói về trà, người ta thường nói đến bốn loại: trà xanh, trà đen (hay hồng trà). Trà trắng và trà ô long, với những dòng trà nổi tiếng đã làm nên thương hiệu như Thái Nguyên. Ô Long, Long Tỉnh, Thiết Quan Âm, Đại Hồng Bào. Và đặc biệt phải kể đến Phổ Nhị. Loại trà được làm từ lá cây trà cổ thụ chỉ có ở Hà Giang. Là thứ trà rất đặc biệt mà khi để càng lâu uống lại càng ngon, cực kì tốt cho sức khỏe.

Để có được một ấm trà thơm ngon, bước đầu tiên khi pha trà. Chúng ta cần phải lấy ra một lượng vừa đủ, nên lấy trà bằng khều múc trà. Tránh trực tiếp bốc bằng tay- vừa mất vệ sinh lại không thể hiện tính thẩm mỹ. Tiếp đó, ta tráng trà qáng trà qua với nước sôi. Để có thể loại bỏ đi những bụi bẩn nhỏ.

Có một điều cần lưu ý, đó là tùy vào từng loại trà. Mà nhiệt độ sôi của nước được sử dụng pha trà cũng sẽ khác nhau. Sẽ vào khoảng từ 80 đến 100 độ.

Cách thưởng trà của người Sài Gòn

Luyện trà

Mỗi chiếc ấm trà là một tác phẩm nghệ thuật. Và thường được làm bởi nhiều người thợ, nghệ nhân, người làm ấm, người khắc họa. Chứ không phải một người làm từ A đến Z. Những người thưởng trà chuyên nghiệp chỉ sử dụng một ấm để pha một loại trà. Vì nếu dùng pha nhiều loại trà khác nhau sẽ làm hương trà trở nên “tạp”. Bởi mỗi loại trà có hương vị khác nhau.

Một chuyên gia về trà cho biết anh theo không phải là người chơi đồ cổ: “Tôi mua ấm để pha trà chứ không phải để trưng hay sưu tập. Khi mua, tôi thường chọn ấm tốt để pha được trà ngon. Kết hợp với hình dáng, chi tiết được trang trí tinh xảo. Có những ấm tôi mua và sử dụng gần 20 năm”.

Anh cũng bật mí về hành trình luyện ấm: “Khi mua ấm về phải luyện ấm rồi mới sử dụng. Đầu tiên cho nước lạnh vào ấm. Và mang đi đun sôi. Sau đó tắt bếp, để chừng 10 phút, tiếp tục đun sôi. Rồi lại tắt bếp thêm 2 lần nữa. Theo kinh nghiệm của tôi thì nhìn qua ấm trà có thể nhận định ấm này hợp với trà nào. Để khi luyện ấm tôi cho loại trà đó vào để đun sôi cùng ấm khoảng chừng 30 phút. Luyện ấm cũng phải có duyên, có duyên thì xài ấm một thời gian ấm sẽ lên nước nhìn rất đẹp. Pha trà thì hương vị đậm đà hơn.

Ấm qua sử dụng lâu thì giá trị cũng sẽ tăng lên. Với điều kiện một ấm chỉ dùng để pha một loại trà. Theo tôi, người mới chơi ấm nên chơi từ ấm rẻ tiền khoảng 250.000 đồng đến 1.000.000 đồng trước. Sau khi quen rồi mới nên chơi các loại ấm đắt tiền. Ấm giá trị cao thể hiện qua chất đất và độ khó để tạo ra hình dáng của ấm.”

Chất liệu ấm trà

Chất liệu làm ấm là vô cùng quan trọng

Để phân biết được chất đất thì phải có kiến thức căn bản về màu sắc của đất. Anh cũng cho hay: “Chất liệu để làm ấm cũng rất phong phú, như đất tử sa, đất sét Đài Loan…Đất tử sa có nhiều loại. Nhưng thường thì có màu đỏ tím, chu sa thì màu đất đỏ. Đất có màu vàng là đất đoạn ni. Còn về dáng ấm, ai thích sự mộc mạc thì chơi ấm trơn. Người thích thơ thì chơi ấm có đề tài thư pháp. Bên cạnh đó, cũng có những ấm về đề tài sơn thủy, thành quách, làng mạc.”

Nguồn: gomsu.divashop.vn

About Post Author

Quang Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.